"Kh?ng c? ch?nr?t kh?ng v?o ???c ?i?nl?c"?


(VTC News) – “Tôi có người bạn làm ở sở điện lực, họ nói thẳng không có "chân rết" thì đừng mơ vào EVN, vào rồi thì yên tâm, một hai năm là đủ vốn. Ngài có giải thích gì không, đúng hay sai?...

Độc giả AN mong đại diện EVN chờ đợi câu trả lời về "lời đồn" trên. 

 

Lương 2 triệu đồng/tháng, sống ở đâu?

Ngày 19/11, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng/tháng và ông cảm thấy  "rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó".

Ngay sau phát biểu rất “sốc” của người đứng đầu EVN đã có nhiều kiến tỏ ra băn khoăn vì với mức lương cao như vậy mà ông Thanh cho rằng, chỉ ở nông thôn thì ổn, còn ở thành thị thì không thể sống được. Vậy những người lao động khác với mức lương thấp hơn rất nhiều thì sẽ phải sống ra sao?


 Theo quy định của Bộ Tài chính thì những người có thu nhập 48 triệu đồng/năm thì phải đóng thuế thu nhập. Người phải đóng thuế thu nhập, tức là mức lương đã đảm bảo điều kiện sống. Nhân viên của EVN, từ năm 2009 đã được hưởng 7,3 triệu đồng/tháng, tức là thu nhập gần 90 triệu đồng/năm, cao gần gấp đôi số tiền thu nhập phải đóng thuế thu nhập mà Bộ Tài chính quy định.

“Cao như vậy mà ông Thanh vẫn thấy đau lòng, vậy đối với nhiều người lao động nhà nước thuộc các ngành nghề khác, chỉ đúng mức lương cơ bản, tức là chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng (bằng 1/3 mức lương của nhân viên EVN), thì họ sẽ sống thế nào? Có lẽ với mức lương ấy, như ông Thanh nói thì không đủ để sống ở cả nông thôn, mà có lẽ phải lên vùng sâu vùng xa mới có thể đủ chi trả cho cuộc sống”, độc giả Nguyễn Thành băn khoăn.

Là một giảng viên mới ra trường, bạn Lê Mai cho biết: “Suốt 4 năm học đại học, tôi đã phải rất vất vả mới kiếm được một tấm bằng loại giỏi để được giữ lại trường làm giảng viên Đại học. Nhưng mức lương hiện tại của tôi cũng chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng.

Là dân tỉnh lẻ, sống ở Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ, chỉ tính riêng tiền nhà, tiết kiệm lắm cũng mất hơn 1 triệu đồng/tháng. Ngoài giờ thỉnh giảng ở trên lớp, tối đến tôi phải đi dạy gia sư thêm cho các em học sinh lớp 12, thu nhập cả tháng cũng chưa đầy 5 triệu đồng/tháng, tuy không được tiêu pha xông xênh, nhưng tiết kiệm thì cũng đủ sống. Nghe vị lãnh đạo EVN nói vậy, tôi phải tự đặt ra câu hỏi “Vậy lãnh đạo của tôi sẽ còn xót xa đến nhường nào?”.

Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Nguyễn Minh cũng đặt câu hỏi: “Lương 7,3 triệu đồng không đủ sống ở thành phố, vậy nhiều công nhân viên chức khác đang làm tại các đơn vị nhà nước, không lẽ họ sẽ phải xách va li về quê hay chết đói ở thành phố?”.

Đánh giá về mức lương mà lãnh đạo EVN công bố, nhiều ý kiến cho rằng, với mặt bằng lương hiện tại, mức lương đó đã là cao. So với năm 2009, nếu tính theo chỉ số lạm phát, từ năm 2009 đến nay là mấy chục % thì mức lương tại thời điểm đó như vậy là quá cao.

Điều nghịch lý ở chỗ, EVN luôn kêu “lỗ”, nhưng với mức lương công bố cao như vậy, là rất mâu thuẫn.

Một độc giả ở Hà Nội thẳng thắn lên tiếng: “Tôi nghĩ ngành điện nên xem xét lại mình. Năm nào cũng kêu lỗ, kể khổ với dân, đòi tăng giá điện, nhưng nhân viên thì sống “sung sướng” hơn nhiều so với các ngành khác. Hiện cũng chưa có ai chắc chắn hàng năm ngành điện lỗ, lãi bao nhiêu, nhưng chắc chắn nếu ngành điện làm ăn hòa vốn, chứ chưa nói đến lãi, thì lương của “nhà đèn” chắc chắn sẽ cao chót vót hơn rất nhiều”.

Điện là một nguyên liệu đầu vào rất quan trọng của sản xuất và là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với sinh hoạt của mỗi gia đình hiện nay, vì vậy, nhiều độc giả đặt câu hỏi: “Phải chăng vì quan trọng như vậy nên nhân viên ngành điện phải có mức lương khác với nhân viên các ngành khác?”.

Còn độc giả Phạm Thanh Hòa (TP.HCM) thì thẳng thắn: “Lương cao không phải vì nhân viên ngành điện làm gấp 2 – 3 lần lao động ngành khác, mà vì điện là yếu tố “sống còn” với sản xuất và sinh hoạt nên người “nhà đèn” cũng phải có mức lương khác với các ngành khác. 7,3 triệu đồng/tháng là mức lương mơ ước của nhiều người lao động, nhưng với “nhà đèn” thì vẫn là thấp”.

"Không có chân rết không vào được điện lực"?

Độc giả Antonio và AN thì mong muốn đại diện “nhà đèn” làm rõ con số 7,3 triệu đồng là con số gì?

 

Rất nhiều độc giả đặt câu hỏi, vì sao ngành điện kêu khó về vốn, kê lỗ về kinh doanh, mức lương không đủ sống mà tại sao lại “bảo thủ” trong tuyển chọn nhân lực.

 

“Tôi có người bạn làm ở sở điện lực, họ nói thẳng không có "chân rết" thì đừng mơ vào EVN, vào rồi thì yên tâm, một hai năm là đủ vốn. Ngài có giải thích gì không, đúng hay sai?...

 

Việc tăng giá điện là điều không tránh khỏi vì những lý do khách quan nhưng trước hết, cần làm tốt những việc kia trước”, độc giả AN đặt câu hỏi. Tương tự như vậy, độc giả Antonio cũng đặt câu hỏi “lương thấp tại sao lại chen nhau vào cửa sau hết vậy?”.

“Xin lãnh đạo ngành điện hãy vi hành 1 vòng để xem mức lương trung bình của cán bộ, công nhân viên các ngành khác để cùng “đau lòng” với nỗi khổ của những người công nhân, nhất là công nhân khu công nghiệp sống tại thành thị trong thời buổi lạm phát này.

Chúng tôi chia sẻ với người làm lãnh đạo như ông Thanh, phải biết phấn đấu để đời sống nhân viên của mình ngày một tốt đẹp hơn, đó có lẽ là cái đích, ước mơ của các ông chủ nhân văn.

 

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nhìn lại, với mức lương 7,3 triệu đồng năm 2009 thì tôi nghĩ là khá sung túc chứ không đến nỗi không sống nổi đâu. Giờ tại khu công nghiệp như tôi, cách trụ sở EVN có chục km mà lương công nhân may cũng chỉ 2,5 triệu đồng, 2 vợ chồng mới bằng 2/3 lương của cán bộ ngành điện. Vậy mà chúng tôi phải thuê nhà, phải gửi con, phải có nghĩa vụ tài chính với bố mẹ già ở quê.

 

Tôi cảm kích vì tấm lòng của ông. Nhưng ngàn lời nói không bằng 1 việc làm. Xin ông hãy gương cao ngọn cờ nhân ái, hãy thử “vi hành” để thấu hiểu nỗi khổ của công nhân viên các ngành khác, khi mà ngoài lạm phát, giá điện tăng cao cũng là nguyên nhân khiến chúng tôi khổ càng khổ thêm”, độc giả Trần Vũ thiết tha.

Châu Anh

Leave a Reply