Ngh? g? l?m th?ng T?t thu l?ib?ng c? n?m?

Đi bộ hàng chục cây số kiếm bạc lẻ

Có mặt tại chợ Soái Kình Lâm (quận 5) -  địa điểm kinh doanh vải lớn nhất nhì thành phố với trên 500 sạp lớnchuyên bán vải truyền thống dùng may áo dài, sườn xám, áo bà ba như lãnh Mỹ A, sa tanh, tơ tằm, gấm, dạ...

Bên cạnh đó, những thước vải nhung sang trọng đính kim sa lấp lánh, vải voan bông rực rỡ hay cả vải áo dài cưới với màu sắc và hoa văn mới lạ cũng có mặt... Những thước vải đa dạng chất liệu và màu sắc này đang là tâm điểm trong những ngày cuối tuần hoặc lễ Tết.

Để luân chuyển những cây vải khá lớn, nặng, cồng kềnh mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí vì khoảng cách cự ly ngắn giữa sạp này sang sạp khác, từ nhà sang sạp và ngược lại không thể không nói đến lực lượng nhân công xe kéo, đẩy bằng tay. 

Với vẻ khắc khổ, nếp nhăn chiếm gần như trọn gương mặt, gò má hóp, tóc điểm bạc, anh Lâm Chí (53 tuổi, ngụ xóm kênh Lò Gốm, Q.6) cố đẩy chiếc xe phía trước, bước chân nặng nhọc. Anh Chí cho biết, anh làm nghề này ngót nghét gần 10 năm, nghề của anh trước đó lái xe ôm nhưng do sau một vụ tai nạn giao thông đầu óc anh có vấn đề, sức khỏe suy giảm nên anh đã đến với nghề kéo xe cải tiến.

Hối hả ngày làm việc những ngày cuối năm. Ảnh: Phan Cường 

Cuối năm nên công việc anh tất bật, gấp gáp, mỗi ngày anh đi bộ kéo xe trung bình 20 lượt đi về, với trọng lượng hàng trăm kg vải vóc trên xe. Tuy cự ly di chuyển ngắn nhưng nếu xét tổng quan về quãng đường dài anh đi bộ thì đáng nể, hàng chục cây số mỗi ngày. Tiền trả theo ngày công, mỗi ngày anh kiếm khoảng từ 70-100 ngàn đồng. Tuy nhiên do công việc nhiều vào những ngày cận Tết nên anh được các chủ sạp vải trả tiền cũng thoáng hơn nên anh cũng cố gắng làm cho chạy việc.

Anh cho biết, số tiền anh góp nhặt được mấy năm qua đều trang trải cho cuộc sống gia đình, cha mẹ già yếu, cùng vợ và 3 con nên cũng không có dư giả gì. "May mà cũng có nơi nhận việc cho mình làm, có đồng lương tuy không nhiều nhưng cũng tạm ổn, chứ rủi thất nghiệp thì biết lấy gì nuôi thân và gia đình" - anh Chí tâm sự.

Nói về dự tính năm mới sắp đến, anh Chí cười bảo, đối với tôi, chẳng mong muốn gì nhiều, chỉ mong mình có được sức khỏe, đôi chân dẻo dai để tiếp tục công việc hiện tại. Anh cũng cho biết thêm, các năm trước, các chủ sạp vải có gửi quà Tết như lạp xưởng, bánh mứt, xấp vải, cùng bao lì xì vài trăm ngàn đồng nên cũng được an ủi phần nào.

 Mặc dù bị thấp khớp nhưng chị Mỹ vẫn cố gắng tranh thủ đi bộ bán vé số đến khuya, mong có được tiền dư để về quê ăn Tết cùng gia đình. Ảnh: Phan Cường

Rời quê Quảng Ngãi vào thành phố kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo, chị Nguyễn Thị Mỹ (50 tuổi) cũng như nhiều người đồng hương của chị luôn cố gắng bám trụ thành phố để mong có được cuộc sống thoát nghèo. Thế nhưng điều chị nghĩ không hề đơn giản. Không người thân thích, lại nhà thuê, phòng mướn, tiền ăn uống, chi tiêu cá nhân nơi chốn đô thị khiến chị Mỹ luôn trăn trở, âu lo.

Tranh thủ những ngày cuối năm, chị Mỹ làm việc gần như kiệt sức, đi bộ khắp mọi nẻo đường góc phố, hẻm lớn nhỏ của khu vực quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú có khi tận đến khuya để mong bán được nhiều vé số, kiếm tiền để mua vé xe về quê, dành dụm chi tiêu trong những ngày Tết. Một ngày trung bình chị bán được khoảng 100 tờ, trừ chi phí ăn uống, bỏ công làm lời chị còn dư chừng 100 -120 ngàn đồng.

“Tôi bị thấp khớp do sức khỏe yếu nhưng vì cuộc sống nên phải gắng gượng. Một ngày đi hàng chục cây số để mong bán được nhiều vé số lo việc gia đình, con cái học hành ở quê. Cực mấy tôi cũng chịu nhưng tôi ngán ngại, lo sợ nhất là những lần bị kẻ xấu lừa đổi vé số trúng thưởng, hoặc bọn cướp giật vé số. Những lần như vậy tôi phải vay mượn tiền của người thân, bạn bè làm gấp đôi, ba lần để vừa trả nợ, lãi vừa để tiền dành dụm làm vốn” – chị Mỹ ngậm ngùi. 

Được biết, chị Mỹ đã có gia đình, với 4 con. Con gái lớn cũng theo chị vào thành phố làm công nhân may một công ty tư nhân, 3 con còn lại đang học cấp 1 và cấp 2, ở quê cùng ông bà ngoại. Chồng chị Mỹ do bạo bệnh đã qua đời cách đây vài năm.

Một tháng làm bằng cả năm gộp lại 

Ngược lại với những cá nhân bán sức nuôi thân kiếm tiền bạc lẻ, có những gia đình tranh thủ kiếm tiền chỉ trong những ngày giáp Tết với mức thu nhập "khủng", hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng chỉ với nghề thủ công giản đơn.

Nói về địa điểm kinh doanh mặt hàng trang trí phục vụ lễ hội thì phải kể đến khu vực Chợ Lớn, đặc biệt là quận 5, được xem là nơi tập trung nhiều cư dân gốc Hoa nên Tết âm lịch sắp đến cũng là dịp thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mình. Dọc tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Tống Duy Tân... sặc sỡ sắc màu chủ đạo đỏ - vàng đầy ấn tượng, thu hút khách.

Ở đây, chuyên cung cấp sỉ, lẻ hầu như tất cả những đồ vật liên quan đến lễ tết. Từ bao lì xì nhỏ bé có giá vài ngàn đồng đến những chiếc lồng đèn đỏ to lớn giá lên đến chục triệu đồng. Những bảng chữ như chúc mừng năm mới, mừng xuân Qúy Tỵ, vạn sự như ý... được cắt dán đẹp mắt. Các câu liễng, câu đối trên nền giấy, nhựa hay gỗ được dập, khắc, chạm cầu kỳ. Thỏi vàng, dây pháo nổ, đồng tiền vàng, nụ hoa mai vàng giả, hình mẫu thần tài ông địa, đôi bé trai gái mặc trang phục cổ truyền... là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất.

Bà Diệp Minh Vân (60 tuổi, ngụ quận 5) chia sẻ, cứ mỗi dịp Tết đến là gia đình bà, trai gái lớn nhỏ đều bắt tay vào làm việc cật lực với ngành nghề thủ công, cắt dán, tạo hình, tô vẽ các loại đồ vật bằng giấy, nhựa được xem là những linh vật, bửu bối, biểu tượng không thể thiếu của năm.

“Với ngành nghề này, có gia đình thu nhập kiếm lợi nhuận từ 50 triệu đến hơn 100 triệu đồng vào những ngày tháng cuối năm” – bà Vân tiết lộ. 

Leave a Reply