(VTC News) – Nhiều chị em bị viêm âm đạo do nấm Candida thấy rất khó chịu, ngứa ngáy. Nếu không chữa dứt điểm, bệnh sẽ tái đi tái lại có thể gây dính, tắc vòi trứng.
Nấm bám trắng thành âm đạo
Bệnh nhân được tư vấn tại phòng khám Maria.Chị Quế N. (Thái Thịnh, Hà Nội) mấy ngày gần đây thấy ngứa ngáy vùng kín. Chỉ vài hôm sau, khí hư ra rất nhiều. Mấy ngày đầu, chị còn lừng khừng chưa đi khám sau ngứa không chịu nổi chị đã tìm đến phòng khám Maria (65-67 Thái Thịnh) để chữa.
Tại đây, bác sĩ khám, tư vấn và lấy dịch âm đạo đi xét nghiệm tế bào. Kết quả chị N. không có tế bào bất thường nhưng chị bị nhiễm nấm Candida. Chia sẻ với phóng viên, chị N. cho biết: Có thể do mấy hôm trước, thời tiết nóng ẩm, quần chị mặc bằng chất liệu ni lông, chị thấy ẩm ướt do mồ hôi không thoát. Chị N. cho rằng, đây có thể là nguyên nhân khiến nấm Candida bùng phát gây viêm âm đạo.
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, phòng khám Maria cho biết: Tỉ lệ chị em phụ nữ bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida khá lớn. Theo các thống kê nước ngoài, có đến 75% phụ nữ ít nhất một lần trong đời từng viêm âm đạo do nấm, trong đó 85-90% trường hợp do nấm men có tên Candida albicans. Khi bị nhiễm loại nấm này, bệnh nhân sẽ thấy ngứa âm đạo, có khí hư lỏng, thậm chí xuất hiện bột như váng sữa bám chặt thành âm đạo. Âm đạo bị viêm đỏ.
Bác sĩ Trang phân tích: Tỉ lệ nữ giới nhiễm nấm Candida lớn do cơ quan sinh dục nữ là một môi trường kín, yếm khí, lúc nào cũng ẩm ướt nên luôn có một tỉ lệ nấm ký sinh nhất định. Tuy nhiên, chỉ đến mức nhất định nào đó thì nấm mới phát triển khiến âm đạo bị viêm.
Bị viêm âm đạo do nấm Candida rất đơn giản, thường xuất hiện ở người đã có gia đình, nhưng cũng có ở những người chưa lập gia đình, thậm chí ở bé gái 9 -10 tuổi. Nguồn lây nhiễm có thể do lây từ người khác qua giấy vệ sinh, chậu rửa…
Do người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài, mặc quần áo không thích hợp trong môi trường nóng ẩm, rối loạn do mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu mãn tính hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo do nấm Candida.
Tuy nhiên, việc bị viêm âm đạo hay không còn phụ thuộc vào cơ thể, môi trường âm đạo mỗi người.
Vì “cô bé” là một ống liên tục từ âm hộ đến âm đạo, tử cung, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Do vậy, nếu không điều trị ngay, bệnh có nguy cơ lan đến toàn bộ phận, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, sinh ra trẻ nhẹ cân hoặc bị viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm phổi.
Viêm âm đạo do nấm Candida: Bệnh hay tái phát
Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong âm đạo... Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida tìm thấy được 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản...
Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
Theo bác sĩ Phạm Minh Trang, phụ nữ khi nhiễm nấm Candida nặng nếu không chữa triệt để rất dễ bị tái phát. Thậm chí khi chữa cần phải chữa cho cả vợ và chồng.
Có trường hợp người chồng cho rằng, mình không bị ngứa, thì sao phải uống thuốc? Nhưng thực tế, trước khi người vợ bị ngứa, nấm từ vợ đã lây sang chồng, khí sinh trên cơ quan sinh dục của chồng.
Dù vợ đã chữa khỏi, nhưng khi quan hệ với chồng, nấm từ chồng sẽ sang vợ và vợ bị nhiễm lại. Có trường hợp người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.
Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Với bệnh nhân bị viêm âm đạo đạo do nấm Candida, bác sĩ Trang chỉ định dùng kháng sinh chống nấm uống toàn thân hoặc đặt ở âm đạo.
Bác sĩ cũng cho dung dịch vệ sinh rửa âm đạo nhằm thay đổi môi trường ở đây, thuốc mỡ bôi bên ngoài được kê để diệt nấm.
Sau liều điều trị cấp từ 10-12 ngày, bệnh nhân sẽ được khám kiểm tra lại và điều trị thêm liều bổ sung để tránh bị tái phát.
Ngoài ra, chồng bệnh nhân cũng được kê thuốc kháng sinh để uống, mỡ để bôi ngoài “cậu bé”.
Để được tư vấn về bệnh viêm âm đạo do nấm Candida, độc giả có thể liên hệ Phòng khám Maria
Địa chỉ: 66-67 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tư vấn: 04.3971.5555
Đăng ký tại Website: http://phongkhammaria.com/dk.php
Email: phongkhammaria@gmail.com
Nguyễn Tâm