B? m?t ??ng tr?i ?H Lao ??ng X? h?i: T?ms? th? khoa

Thời ĐH của tôi đơn giản chỉ là những giờ lên lớp, đi làm thêm rồi trở về ký túc xá. Chưa bao giờ tôi nghe thấy (mà đúng hơn là cũng chẳng muốn nghe) những điều “thị phi” xảy ra trong trường. Tôi thực sự không quan tâm lắm!

Dù khá nhỏ và ít danh tiếng nhưng tôi luôn tự hào về ngôi trường này. Còn nhớ, trong Lễ vinh danh thủ khoa ĐH Hà Nội 2011 vừa qua, trả lời phỏng vấn mấy anh chị phóng viên, tôi đã rất tự tin nói rằng: Tôi cảm thấy may mắn và tự hào vì được là sinh viên của trường ĐH Lao động Xã hội.

Nhưng,...

20h tối qua (11/10/2011), đang “dán” mắt vào màn hình chiếc máy tính, tôi bỗng đọc được thông tin Bí mật động trời của trường ĐH Lao động Xã hội
 
“Trường ĐH Lao động-Xã hội đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào học hệ ĐH. Trong khi nhiều trường hợp thí sinh có hồ sơ, điểm thi hợp lệ phải nhận quyết định buộc thôi học một cách vô lý. Kỳ quặc hơn là những trường hợp bị buộc thôi học này… vẫn đi học bình thường (!?)”.

Khó tin thật! Tại sao một chuyện “động trời” như thế lại có thể xảy ra tại một trường ĐH nằm ngay giữa Thủ đô? Không thể hiểu tại sao sự việc diễn ra năm này qua năm khác mà không có ai phát hiện hay lên tiếng. Cho tới  nay, khi sự việc diễn ra quá công khai, đến nỗi trở thành câu chuyện truyền tai nhau của sinh viên, nhà trường mới “À, ừ”. Rồi lãnh đạo nhà trường đứng ra nói vài câu như thể biện hộ, né tránh.

Thật đáng thất vọng! Họ đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của rất nhiều sinh viên nói riêng và trường nói chung. Tôi lo lắng tự hỏi: Sau sự việc lần này, liệu tôi có còn đủ tự tin và tự hào để vỗ ngực mà nói rằng, mình là thủ khoa của trường?

 “À, cái trường mà học sinh nào chỉ cần có tiền là vào được chứ gì?”, “Ở trường ấy chắc “đi” thầy cô nhiều lắm nhỉ?”, “Thi cử ở đấy chắc cũng “tốn kém”?”… Liệu rằng tôi và nhiều sinh viên khác đã và sẽ tốt nghiệp tại ngôi trường này sẽ nên/phải trả lời những câu hỏi đó như thế nào nếu nó đến từ nhà tuyển dụng hoặc một người xa lạ nào đó?

Những học sinh trong “nghi án” và cha mẹ của họ thì thật đáng trách. Nhưng những kẻ dung túng, tiếp tay cho hành động “chạy trường” của họ còn đáng xấu hổ hơn nhiều.

Thực tế là chẳng ai đi học mà không muốn đỗ đạt? Cũng chẳng có cha mẹ nào mà không muốn con cái mình “thành danh” (dù theo cách này hay cách khác)? Tâm lý đó ít nhiều chịu ảnh hưởng từ phía áp lực của một xã hội chuộng bằng cấp. Thật đáng buồn!

Dẫu vậy, bản thân tôi vẫn tin rằng, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Không phải tất cả sinh viên chúng tôi đều “chạy chọt” để vào được trường như thế. Cũng không phải ai cũng “đi” thầy cô để được “ưu tiên” trong các kỳ thi đâu.

Tôi cũng hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc để làm rõ những sai trái trong khâu tuyển sinh và quá trình đào tạo của trường. Đặc biệt là trách nhiệm của những người có liên quan trực tiếp tới “nghi án”.

Những sinh viên đã từng “may mắn” “lọt lưới” cần phải được “sàng lọc” lại. Các sinh viên đang phải chịu những “chính sách” bất công của cán bộ trong trường cần phải được trả lại với đúng giá trị của họ. Và quan trọng hơn là gây dựng lại niềm tin nơi những sinh viên đã, đang và sẽ theo học tại trường. Chúng tôi muốn có và muốn lấy lại niềm tự hào vốn dĩ thuộc về ngôi trường này!

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ, dưới quan điểm cá nhân, đó là: khi người học cần bằng, trường học cần tiền thì những chuyện “chạy trường, chạy lớp” là điều khó có thể tránh khỏi. Mong rằng thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ sớm tìm ra hướng đi đúng đắn cho sự phát triển giáo dục ở nước ta.

Trân trọng
Nguyễn Hồng Chuyên

Bạn đọc suy nghĩ gì về những sai phạm nghiêm trọng của ĐH Lao động Xã hội và những thông tin về sai phạm của các trường ĐH khác? Ý kiến của độc giả xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.

Leave a Reply